MUỐN THÀNH CÔNG – NÓI KHÔNG VỚI TRÌ HOÃN

“Hôm nay chưa có ai trông con nên em chưa thu xếp đi học được”, “Tháng sau sẽ viết sách vì hôm nay còn nhiều việc quá”….nhưng đã hai, ba năm trôi qua cái ngày tháng hứa hẹn ấy vẫn chưa tới, và có khi bạn chờ đến lúc chết, đợi ngày tái sinh mới quyết định chăng. Đây chắc hẳn là câu nói cửa miệng của nhiều người mắc căn bệnh “Trì hoãn”.

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và cạnh tranh, thành công không chỉ đến từ tài năng mà còn phụ thuộc vào thái độ và cách chúng ta quản lý thời gian. Một trong những kẻ thù lớn nhất cản trở thành công chính là sự trì hoãn. Để chạm tới ước mơ, mỗi người cần học cách nói không với thói quen này.

Trì hoãn – Kẻ đánh cắp thời gian

Tuổi trẻ có nhiều nhất chính là thời gian nhưng chúng ta đang băng qua rất nhanh những năm tháng cuộc đời. Đừng để khi nhìn lại phải hối tiếc về một điều gì đó và tự hỏi Tại sao không bắt đầu công việc đó sớm hơn. Trì hoãn là hành động chần chừ, đẩy lùi công việc đáng lẽ cần hoàn thành ngay lập tức sang thời điểm khác. Nó có thể xuất phát từ sự lười biếng, sợ hãi thất bại, hoặc cảm giác áp lực khi đối mặt với nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, trì hoãn không chỉ làm mất thời gian quý giá mà còn tạo nên vòng lặp tiêu cực: công việc chồng chất, áp lực tăng cao, và kết quả đạt được thường kém hơn mong đợi.

Để hiểu được giá trị của một năm bạn hãy hỏi một thí sinh vừa thi rớt.

Để hiểu được giá trị của một tháng bạn hãy hỏi một bà mẹ vừa sinh non.

Để hiểu được giá trị của một giây bạn hãy hỏi một người bị bệnh hiểm nghèo đang thoi thóp thở.

Có một người nọ sau khi chết mới nhận ra cuộc sống ngắn ngủi nhường nào. Thời khắc ấy anh nhìn thấy Phật Tổ xách theo một chiếc hòm tiến về phía mình, Ngài nói: “Được rồi, chúng ta phải đi thôi”. Người đàn ông đáp lời: “Nhanh vậy à, con còn rất nhiều chuyện dang dở còn chưa hoàn thành”. Phật Tổ nói: “Rất tiếc, nhưng thời gian của con đã hết rồi”. Người đàn ông hỏi:”Bên trong chiếc hòm của ngài có gì vậy?. Phật Tổ đáp: “Là di vật của con”. Người đàn ông tỏ vẻ tò mò hỏi: “Ý Ngài đó là đồ đạc, quần áo, tiền bạc, vợ con, người thân, linh hồn hay thể xác của con đúng không ạ?. Phật Tổ đáp lời:”Không có gì thực sự thuộc về con cả, mỗi một thời khắc khi con còn sống mới là của con”.

Hậu quả của trì hoãn

Thói quen trì hoãn có thể khiến chúng ta:

  1. Đánh mất cơ hội: Nhiều cơ hội quý giá trong học tập, công việc và cuộc sống có thể vụt qua chỉ vì chúng ta không hành động đúng lúc. Điều bạn làm hôm nay chính là kết quả của ngày mai.
  2. Giảm hiệu suất: Khi mọi việc bị dồn lại, chất lượng công việc thường không đảm bảo, dẫn đến hậu quả tiêu cực.
  3. Tăng áp lực tinh thần: Sự căng thẳng và lo âu từ việc phải hoàn thành quá nhiều nhiệm vụ cùng lúc khiến tâm trạng xấu đi, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nói không với trì hoãn để đạt được thành công

Thành công không đến từ những hành động vĩ đại mà từ những thói quen nhỏ hàng ngày. Để vượt qua sự trì hoãn, mỗi người cần rèn luyện những kỹ năng và thái độ sau:  

  1. Xác định mục tiêu rõ ràng: Khi biết rõ điều mình muốn đạt được, chúng ta sẽ có động lực để bắt tay vào hành động ngay.

  Hãy hiểu rằng học tập không phải là việc bạn “phải làm”, mà là cơ hội để phát triển và nâng cao giá trị bản thân.

 Nhìn xa hơn vào tương lai, bạn sẽ thấy rằng việc dành thời gian cho học tập hôm nay có thể giúp bạn giảm bớt gánh nặng trong công việc và cuộc sống sau này. Bắt đầu từ hôm nay bạn hãy tìm hiểu xem: thiết kế đồ hoạ cần học môn gì? học thiết kế đồ hoạ ở đâu? khoá học đồ hoạ phù hợp với bạn để bắt đầu lộ trình học hiệu quả cho bản thân.

  Xuất bản sách có khó không?Khi bạn trì hoãn thời gian bắt đầu xuất bản một cuốn sách quá lâu, bạn dễ rơi vào trạng thái chán nản hoặc quên đi nhiệt huyết ban đầu. Một cuốn sách là công cụ mạnh mẽ để khẳng định tên tuổi, chuyên môn hoặc truyền tải thông điệp. Cuốn sách bạn viết có thể là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời, và việc hoàn thành nó sẽ mang lại niềm tự hào cũng như cơ hội vô giá mang những giá trị bạn có chia sẻ với thế giới.

  • Quản lý thời gian hiệu quả:

Bạn có thể không quyết định được hoàn cảnh nơi bạn sinh, môi trường bạn sống nhưng thời gian là của bạn. Bạn có thể lựa chọn cách sống sao cho không bỏ lỡ thời gian quý báu của mình. Lập kế hoạch cụ thể cho từng ngày, phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ hoàn thành, và ưu tiên việc quan trọng nhất.

Tạo lịch trình rõ ràng cho việc học và chăm sóc con cái. Chia nhỏ thời gian học thành từng phần ngắn, dễ quản lý.

Xác định nhiệm vụ nào cần hoàn thành trước và tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất.

Sống cho hiện tại có nghĩa là chúng ta thích thú bất cứ điều gì chúng ta đang làm chứ không phải tận hưởng kết quả của nó. Sống cho hiện tại là mở rộng tầm hiểu biết để làm cho giây phút hiện tại bạn xuất hiện trở nên quý giá hơn.

  • Nhờ sự hỗ trợ từ gia đình hoặc công nghệ
  • Chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái với bạn đời, người thân, hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ bạn bè, hàng xóm và các dịch vụ hỗ trợ.
  • Sử dụng công nghệ hỗ trợ: Tận dụng các ứng dụng quản lý thời gian hoặc khóa học trực tuyến, học video để học tập hiệu quả hơn hay dịch vụ xuất bản sách trọn gói để có những ấn phẩm hoàn thiện về nội dung và hình thức.
  • Tạo môi trường tập trung: Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng như mạng xã hội hay thiết bị điện tử không cần thiết.

Trung bình mỗi người dành 4 – 6 tiếng để sử dụng điện thoại. Tuổi thọ trung bình của chúng ta nếu không mang bệnh hiểm nghèo thì 80 tuổi. Như vậy chúng ta mất 20 năm cuộc đời cho chiếc điện thoại, 20 năm dành cho giấc ngủ thì chúng ta đã mất phân nửa cuộc đời. Vì vậy hãy học cách từ chối những việc kém quan trọng, tập trung cao độ cho những việc bạn đang làm mới mang lại hiệu quả.

5. Thực hiện ngay những việc nhỏ: Bắt đầu với các nhiệm vụ đơn giản để tạo đà cho công việc lớn. Martin Luther King đã từng nói: “Bạn không cần phải nhìn thấy toàn bộ cầu thang, chỉ cần đi bước đầu tiên”. Đúng vậy, thay vì dành 1 tiếng học kỹ năng sử dụng phần mềm đồ hoạ thì bạn có thể chia nhỏ ra và thử sức chỉ với 10 phút mỗi ngày. Thay vì viết một cuốn tiểu thuyết dày cộm hàng ngàn trang thì bạn hãy tạo cho mình thói quen viết một trang sau mỗi sáng thức dậy. Động lực là thứ giúp bạn bắt đầu, thói quen mới là những gì giúp bạn tiếp tục.

6. Đừng chờ đợi thời điểm hoàn hảo:

Có rất nhiều người trong chúng ta cứ chờ đến thời điểm hoàn hảo mới bắt đầu thực hiện dự định của mình: Đợi đến lúc con lớn, việc ít đi, dư dả rồi hãy học tập một kỹ năng nào đó mình cần cải thiện, đợi đến lúc có nhiều thời gian rồi hãy viết sách, v.v…Thật ra thời điểm “hoàn hảo” là một điều viễn vông. Đừng tiếp tục trì hoãn những gì bạn cần làm chỉ vì ý nghĩ chắc hôm nay chưa phải lúc.

Trong cuộc sống chúng ta luôn thấy những con người hối hả lao vào cuộc sống mưu sinh. Người nghèo khó thì đầu tắt mặt tối để kiếm miếng ăn qua ngày, người trung bình thì lo cho con bằng bạn bằng bè, người giàu thì lo tìm cách để được giàu có hơn. Tiền tài, vật chất, giàu sang trong cuộc sống đều quan trọng nhưng có khi nào bạn nghĩ xem rốt cuộc cuối hành trình sống chúng ta sẽ mang theo được gì và nó có ý nghĩa thế nào với chính chúng ta? Vậy nên nhân sinh như mộng, đời người rất ngắn, hãy trân quý những phút giây hiện tại. Ở Nhật Bản có một cậu bé 9 tuổi tên là Thân Loan quyết định tìm thiền sư để xuống tóc. Khi gặp cậu bé, thiền sư hỏi: “Con còn nhỏ thế sao đã muốn xuất gia?”. Thân Loan trả lời: “Năm nay mặc dù cháu 9 tuổi nhưng bố cháu đã qua đời. Cháu không biết vì sao con người phải chết, vì sao cháu và bố phải rời xa nhau. Để hiểu đạo lý này cháu nhất định phải xuất gia”. Vị thiền sư nói: “Được rồi, ta đồng ý nhận con làm đồ đệ nhưng hôm nay muộn rồi, chờ sáng mai ta sẽ cắt tóc cho con”. Thân Loan nghe xong liền nói: “Thưa sư phụ nếu chờ đến sáng mai thì con không chắc quyết tâm đi tu của con có còn giữ được đến sáng mai không. Mà sư phụ đã nhiều tuổi, sư phụ có dám chắc sáng mai tỉnh dậy sư phụ vẫn khoẻ mạnh không?”.

Bài học từ những người thành công

Có một câu chuyện thế này: “Trong ngày đầu tiên ở lớp Đại học khoa Hoá, các sinh viên đã sững sờ khi thấy một bà già nhỏ bé, nhăn nhéo đang tự giới thiệu: “Chào các cậu, tôi tên là Rose, tôi tám mươi bảy tuổi”. Mọi người cười to và thắc mắc vì sao một cụ bà tuổi gần đất xa trời vẫn mong muốn đi học. Sau lời giới thiệu trang trọng và bước lên bục, bà nói: “Chúng ta không nên ngừng hoạt động, có bí quyết để được trẻ, hạnh phúc và thành công đó là: Bạn phải cười và tìm thấy một chuyện vui, hài hước mỗi ngày; Bạn phải có ước mơ cho mình, khi không còn ước mơ ấy nữa nghĩa là bạn đã chết; Có một sự khác biệt giữa người trưởng thành và người già đi. Nếu bạn 19 tuổi bạn nằm mỗi ngày trên giường, không làm được sản phẩm nào cho đời thì bạn cũng sẽ già đi. Ai cũng già được, không cần tài năng, nỗ lực gì nhưng nếu bạn biết tạo giá trị cho cuộc đời, cho mọi người thì bạn không già đi, bạn trưởng thành; Cuối cùng là sống không hối tiếc. Khi không còn hối tiếc người ta mới không sợ chết”. Rồi trước lễ tốt nghiệp một tuần, bà Rose thanh thản ra đi sau một giấc ngủ dài. Hàng ngàn sinh viên đến dự lễ tang của bà và luôn biết ơn về lời dạy mà bà để lại: Không bao giờ là quá trễ để thực hiện điều mình ao ước”.

Nhiều tấm gương nổi tiếng trên thế giới như Elon Musk, Oprah Winfrey hay Steve Jobs đều cho thấy rằng thành công đòi hỏi sự kiên trì và quyết đoán. Họ không trì hoãn mà luôn hành động dứt khoát và không ngừng cải thiện bản thân.

Kết luận

Cuộc đời không quá dài để chúng ta trì hoãn. Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều bất ngờ mà bạn khó có thể lường trước được. Có thể hôm nay bạn còn cười nói nhưng ngày mai đã trở về với cát bụi. Một ngày bạn còn trên thế gian là một ngày hạnh phúc, hiện tại là thứ duy nhất chúng ta đang có một cách rõ ràng và chắc chắn nhất. Vì vậy, bạn hãy nói không với thói quen trì hoãn tiêu cực, hãy sống và chiêm nghiệm cuộc sống, học hỏi và làm những gì có ích khi còn có thể. Cách để xuất bản sách cũng không khó. Bắt tay vào công việc, làm ngay và luôn là giải pháp cho bạn một cuộc sống trọn vẹn và không phải nuối tiếc! Khi chiến thắng được sự trì hoãn, chúng ta không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tạo nền tảng vững chắc để chạm tới những mục tiêu lớn hơn. Thành công luôn dành cho những ai biết hành động đúng lúc, đúng cách và không ngừng tiến lên. Hãy bắt đầu từ hôm nay, bởi mỗi phút giây hiện tại chính là cơ hội để bạn thay đổi cuộc đời, mang lại sức khoẻ, hạnh phúc và sự thành đạt cho chính bản thân bạn.

Dù là bất cứ việc gì bạn muốn làm: Học thêm một ngoại ngữ, những khoá học kỹ năng ứng dụng đồ hoạ, viết một cuốn sách mà bạn đang ấp ủ và chọn một nhà xuất bản sách uy tín để mang đến cho bạn đọc những ấn phẩm giá trị…hãy nhớ thời điểm hoàn hảo nhất để bạn thực hiện là NGAY BÂY GIỜ. Trì hoãn thực hiện ước mơ, thực hiện yêu thương là một sai lầm lớn nhất trong đời người.

Hoạt động

Xây dựng kênh YouTube về sách

Thứ Năm, 08/10/2020, 09:49
Không chỉ bó hẹp trong việc ngồi bàn giấy và sửa bản thảo, Phan Lê Hạnh Nhơn (SN 1987), biên tập viên của Nhà xuất bản Thuận Hóa còn nhanh nhạy sử dụng kênh YouTube của mình để tiếp cận và tương tác với tác giả và bạn đọc đa chiều hơn.

Sử dụng kênh YouTube để quảng bá sách

Sau giờ làm công tác biên tập ở Nhà xuất bản Thuận Hóa, Phan Lê Hạnh Nhơn còn tham gia giảng dạy bộ môn Tin học Thiết kế Đồ họa của Trung tâm Tin học Kiến trúc – Đồ họa Hyarch chi nhánh tại Huế. Tâm huyết với nghề biên tập sách, Nhơn đã chủ động xây dựng kênh truyền thông dựa trên nền tảng You Tube để quảng bá những ấn phẩm giá trị đến với bạn đọc cũng như giới thiệu về nghề biên tập sách.

Kênh YouTube của Nhơn hiện có rất nhiều clip chuyên về sách và về nghề biên tập sách như: “Trò chuyện cùng tác giả Nguyễn Viết An Hòa về Nhà văn và Hành trình sáng tạo”, “Xuất bản, giới thiệu Khu vườn ươm ánh sáng”, “Hỏi đáp những vấn đề xuất bản sách”, “Tìm hiểu nghề biên tập sách”, “Phương pháp đọc sách hiệu quả”, “Hướng dẫn học Indesign thiết kế dàn trang sách”…

Những cuốn sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản có sự tham gia biên tập của Phan Lê Hạnh Nhơn. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trong lần trò chuyện với tác giả Nguyễn Viết An Hòa (SN 1951), người chấp bút cuốn sách “Mạ tui” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2018), Nhơn chia sẻ: “Đây là một tự truyện được đông đảo bạn đọc quan tâm theo dõi và yêu thích”. Theo Nhơn, “Mạ tui” là một tác phẩm mang tính hiếu đạo của một thầy giáo người Huế với người mẹ của mình nên rất đáng đọc. Bên cạnh đó, Nhơn cũng có sự trao đổi với tác giả Nguyễn Viết An Hòa về đề tài thú vị: Nhà văn và Hành trình sáng tạo. Trao đổi cởi mở về chủ đề trên, tác giả Nguyễn Viết An Hòa cũng đã chia sẻ dự định về những cuốn sách theo lối truyện ký, truyện ngắn, tiểu thuyết sau cuốn “Mạ tui” viết theo lối tự truyện.

Giới thiệu “Khu vườn ươm ánh sáng” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2019), Nhơn xúc động chia sẻ: “Đây là một cuốn sách thú vị. Tác giả Lệ Hằng (SN 1988), một giáo viên tiếng Anh ở Đà Nẵng, đã viết cuốn sách này như một món quà tặng cho đứa con bé bỏng thiếu may mắn của mình, bởi vì bé bị khiếm thính. Và cô bé được mô phỏng trở thành một cô bé khiếm thị có ước mơ muốn tìm được ánh sáng và quyết tâm làm tất cả vì ước mơ đó”.

“Sắp tới kênh YouTube của mình sẽ có chương trình giới thiệu sách và nghị lực của một nữ tác giả khuyết tật. Nó như cầu nối để bạn đọc hiểu tác giả hơn” – Nhơn chia sẻ thêm.

Thành quả từ sự nỗ lực không ngừng

Nhơn có một thành tích học tập đáng nể. Nữ biên tập viên này từng học khối Chuyên Văn THPT của trường Đại học Khoa học – Đại học Huế và ngành Mỹ thuật Ứng dụng, khoa Thiết kế Đồ họa trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế. Từ nền tảng kiến thức đó cộng với sự nỗ lực của mình, Nhơn đã giành giải Nhất thành phố Huế trong kỳ thi Học sinh giỏi môn Văn do Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức vào năm 2000, giải Nhì cuộc thi vẽ tranh cổ động Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2012, giải Khuyến khích cuộc thi viết “Vì một mái ấm bình yên” do Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức năm 2017.

Bắt đầu làm công tác biên tập ở Nhà xuất bản Thuận Hóa từ năm 2015, Nhơn đã tham gia biên tập gần 200 đầu sách. Với sự năng động và sáng tạo trong chuyên môn của mình, nữ biên tập viên này đã đạt được danh hiệu Lao động tiên tiến 5 năm liền (2015-2019).

Gần 200 trăm đầu sách mà Nhơn tham gia biên tập cũng là những kỷ niệm khó quên của nữ biên tập viên này. Trong đó, có những cuốn sách Nhơn đã đảm nhận từ khâu biên tập nội dung, chế bản dàn trang đến vẽ bìa, giám sát in ấn. “Mỗi lần nhìn thấy một bản thảo mà mình dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết trở thành một ấn phẩm là một cảm giác thật mới mẻ, tự hào, vui sướng. Đó là động lực để mình tiếp tục học hỏi, tìm kiếm những cách làm, ý tưởng mới mẻ và hay hơn cho những ấn phẩm tiếp theo”- Nhơn chia sẻ.

Tác giả Lệ Hằng (SN 1988), tác giả hai cuốn sách “Khu vườn ươm ánh sáng” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2018), “Nguyễn Hoàng Đức và những dấu chân khai phá trên con đường thi ca” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2019) nhận xét: “Chị Nhơn đọc rất kỹ về nội dung và cảm nhận sâu sắc về bản thảo trước khi đưa ra ý kiến biên tập với mình. Mình rất hài lòng khi các bản thảo được chị nâng niu trong việc sửa lỗi, dàn trang, vẽ minh họa và làm bìa. Sau khi sách được xuất bản, các độc giả đều khen đẹp nên mình rất vui”.

Nhà báo Lam Giang (SN 1962), hiện công tác tại Đài Phát thanh-Truyền hình TP. Đồng Hới (Quảng Bình), tác giả hai cuốn sách “Làng sót giữa rừng” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2018), “Trong đất có vàng” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2019) cũng nhận xét: “Nhơn là một biên tập viên sách rất tận tâm. Đối với những bản thảo của anh, Nhơn đọc rất cẩn thận. Những nội dung cần trao đổi lại với anh, Nhơn đều đưa ra những lời góp ý hết sức chân thành. Bởi thế, anh đã tin tưởng lựa chọn Nhơn biên tập cho cuốn sách thứ ba của mình với số lượng đăng ký xuất bản gấp đôi những cuốn sách trước”.

Đối với Nhơn, sự hài lòng và tin tưởng của các tác giả, của bạn đọc về ấn phẩm sách mà Nhơn tham gia biên tập chính là thành công của nghề. “Là một người Việt trẻ làm công tác xuất bản, Nhơn hiểu rằng cần mình phải luôn nỗ lực học hỏi, năng động và sáng tạo để xứng đáng với sự kỳ vọng của các tác giả và của bạn đọc”-  Nhơn chia sẻ thêm.

Huế, ngày 29-9-2020

Nguyễn Văn Toàn
TIN HỌC KIẾN TRÚC- ĐỒ HỌA HYARCH
KÍNH CHÚC QUÝ GIẢNG VIÊN VÀ HỌC VIÊN MỘT MÙA GIÁNG SINH AN LÀNH – MỘT NĂM MỚI AN KHANG, HẠNH PHÚC

Trải nghiệm khách hàng

Học viên HYARCH chia sẻ Chuyện Học, Chuyện Nghề

Trò chuyện cùng tác giả Lê Trung về ấn phẩm mới xuât bản

Giới thiệu sách “Thiền học Phật giáo” – Đại đức, TS Thích Trung Định.

"Chuyện ít người biết" - Thành quả đến từ niềm tin của người viết với người làm sách.
Cảm ơn tác giả Dã Hạc đã tin tưởng gửi gắm tác phẩm quý giá của mình để chúng ta có cơ hội cùng hợp tác xuất bản mang đến bạn đọc một ấn phẩm hoàn thiện về nội dung và hình thức.

Hướng dẫn

Chia sẻ Lộ trình học Thiết kế đồ họa

Học Thiết kế đồ họa cần những gì?

Học Autocad bài 11- Vẽ Nội thất mặt cắt

Học 3dsmax Dựng công trình nhà cấp 4

Hướng dẫn Thiết kế mặt dựng Alu ngoại thất

 

Học Sketchup tạo hình 3D nhà cấp 4

Giáo Trình Ebook

Hướng dẫn xuất bản sách điện tử (Ebook)

Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và bùng nổ của internet, ngày càng có nhiều người đọc sách điện tử vì những tính năng thuận tiện của nó. Và ngày càng có nhiều tác giả tham gia xuất bản sách điện tử. Tại sao không phải là bạn? Nếu bạn là một người viết mới bắt đầu đến với lĩnh vực này thì video với chủ đề “Hướng dẫn xuất bản sách điện tử (Ebook)” hôm nay là một video dành cho bạn.

Quy trình xuất bản sách điện tử:
1/ Chuẩn bị nội dung + Bìa sách
2/ Xây dựng Ebook bằng các phần mềm ứng dụng
3/ Xuất file Epub sang thiết bị đọc sách
4/ Đưa Ebook lên kho/ chợ thương mại điện tử
Đó là những chia sẻ của mình về xuất bản sách điện tử, nếu bạn biết thêm những cách khác hay hơn, dễ dàng hơn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng nhau học tập nhé. Hy vọng xuất bản sách điện tử tại Việt Nam thời gian tới sẽ vượt qua những khó khăn và phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Như ông Lee Ju- ho, Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhìn nhận về sách điện tử “Sự chuyển đổi từ sách giáo khoa giấy truyền thống sang sách giáo khoa điện tử sẽ cho phép học sinh bỏ lại những chiếc cặp nặng nề và khám phá thế giới bên ngoài phạm vi lớp học.”
Nếu bạn đang có ý định viết một cuốn sách nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn là người viết mới đang cần được tư vấn hỗ trợ biên tập, trình bày, xin cấp phép xuất bản, in ấn và giới thiệu sách đến với bạn đọc, hãy liên hệ Biên tập viên: Phan Lê Hạnh Nhơn – ĐT: 084 777 4910 – Emai: phanlenhon09@gmail.com để được hướng dẫn. Để tìm hiểu thêm về lĩnh vực xuất bản kích vào đường dẫn trang web: http://phanlehanhnhon.com/

Chia sẻ cá nhân

Sống Chủ động trong thế giới Bị động

Gốc của Tự do

Biên tập viên Sách là ai? Họ làm công việc gì?

Đại dịch Covid 19: Những bài học thích ứng của con người

Chủ nghĩa Khắc kỷ thực hành

Thiết kế Lịch treo tường năm mới Quý Mão